Chiến dịch tình nguyện hè 2022 Đà Nẵng thu hút hàng vạn bạn trẻ tham gia
Theo clip, sau khi cùng ba mẹ lên sân khấu trao quà cho cô dâu, chú rể, bé gái nán lại gửi đôi lời đến nhân vật chính. Bé gái làm MC gửi lời chào nhiệt tình đến khách mời và đọc bài thơ dài tặng cô dâu, chú rể. Kết thúc phần phát biểu, MC nhí nhận được nhiều tràng vỗ tay của mọi người, ai nấy đều bất ngờ với món quà đặc biệt này. Dân mạng sau khi xem clip xuýt xoa gửi lời khen vì phong thái tự tin, chất giọng rõ ràng, mạch lạc của bé gái.Bé gái trong clip là Triệu Thảo My (10 tuổi, quê ở Thái Nguyên). Chị Trần Thùy Linh, mẹ Thảo My, là người đăng tải đoạn clip lên mạng xã hội.Chị Linh cho biết Thảo My đang học lớp 4. Hằng ngày, sau mỗi giờ lên lớp bé được ba mẹ cho xem điện thoại 30 phút. Phần nội dung đọc trong ngày cưới em trai chị được bé xem và học theo trên mạng xã hội. Trước ngày cưới cậu, bé nói muốn dành món quà đặc biệt là phần thể hiện lời chúc hạnh phúc theo phong thái của một MC. Dù được con đọc trước vài lần cho nghe nhưng người mẹ vẫn bất ngờ với màn thể hiện trên sân khấu. Bé dẫn một cách tự tin, trình bày câu từ rõ ràng, trôi chảy. Đám cưới vẫn có người dẫn chương trình chính, Thảo My chỉ tham gia một phân đoạn nhỏ."Việc làm MC trong đám cưới được con thể hiện một cách ngẫu hứng. Trước đó tôi cũng không cho con đi học ở trung tâm về kỹ năng này và đó cũng không hẳn là đam mê của con. Con yêu quý cậu nên không ngại nói chuyện trước đám đông, có nhiều người lớn tuổi", chị Linh nói.Thảo My có một em trai, năm nay 4 tuổi. Trong mắt người mẹ, con gái đầu luôn ngoan ngoãn, biết nghe lời người lớn. Ngoài giờ học, con thường phụ giúp ba mẹ trong những việc có khả năng như quét nhà, cắm cơm, lau nhà, rửa chén…"Mình chỉ có một em trai là chú rể mới cưới cách đây không lâu. Gia đình hòa thuận, yêu thương nhau nên các con ai cũng quý mến, thường xuyên chơi với cậu. Mình lấy chồng cách nhà mẹ đẻ khoảng 10 km nên các con được về bà ngoại chơi vào dịp cuối tuần", người mẹ chia sẻ.Chị Linh bất ngờ vì đoạn clip nhận được nhiều sự quan tâm, chia sẻ của dân mạng. Không ít người khuyên chị đầu tư cho con học các lớp năng khiếu để tiếp tục phát triển. Người mẹ sẽ hỏi ý kiến con, không quá áp đặt để con được thoải mái, tự do học tập, vui chơi."Mình cũng có chút tự hào với màn thể hiện tự tin của con. Cả hai bên nội ngoại ai cũng vui, hãnh diện nhưng sẽ không ép buộc những thứ con không thích. Mình luôn cố gắng dạy bảo để con hiểu được việc tốt, việc xấu và làm nhiều điều hay lẽ phải", chị Linh trải lòng.Về phần mình, Thảo My vui và hạnh phúc khi thể hiện trọn vẹn lời chúc gửi tới cô dâu, chú rể trong ngày cưới. "Con rất quý cậu nên muốn có món quà đặc biệt dành tặng cậu. Con sẽ cố gắng, rèn luyện mỗi ngày để vừa học giỏi vừa phụ giúp mẹ trông em, làm việc nhà", bé gái nói.Anh Triệu Văn Việt (36 tuổi), ba Thảo My đọc hết những bình luận của mọi người. Phải đi làm xa nhà nên mỗi khi có thời gian rảnh, anh đều tranh thủ ở bên vợ con. Mỗi khi con mượn điện thoại chơi, anh dặn dò chỉ được xem các kênh phù hợp và không được xem quá thời gian quy định."Tôi hạnh phúc vì có hai con ngoan ngoãn, biết yêu thương nhau. Hôm con gái lên sân khấu, không ai nghĩ con có thể đọc tốt như vậy. Tôi nghĩ ngoài giờ lên lớp, ba mẹ có thể dành thời gian hướng dẫn các con học thêm kỹ năng khác để con có thể vừa chơi vừa khám phá nhiều điều thú vị, mới mẻ", anh Việt bày tỏ.Công bố 40 điểm đón trả khách từ sân bay Tân Sơn Nhất vào trung tâm thành phố
Hàng chục người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp vào rạng sáng 29.1 tại sự kiện tụ hội của đạo Hindu là Maha Kumbh Mela ở miền bắc Ấn Độ, theo AP.Sau hơn 12 giờ kể từ khi thảm kịch xảy ra ở thành phố Prayagraj (bang Uttar Pradesh), các đội ngũ cứu hộ vẫn tiếp tục đưa thi thể các nạn nhân đến nhà xác bệnh viện của trường Y Moti Lal Nehru tại địa phương.Phía cảnh sát chưa công bố con số thương vong chính thức, nhưng Reuters dẫn 3 nguồn thạo tin tiết lộ số người chết đã gần chạm ngưỡng 40 người."Thêm nhiều xác người được đưa đến. Chúng tôi đếm được gần 40 thi thể ở đây (nhà xác)", theo một nguồn tin.Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chia buồn với thân nhân người bị hại, nhưng không đề cập số thương vong cụ thể.Ông Yogi Adityanath, Thủ hiến bang Uttar Pradesh nơi lễ hội diễn ra, cho biết cuộc giẫm đạp bắt đầu khi một số tín đồ tìm cách nhảy qua các rào cản được sắp xếp để quản lý đám đông.Lễ hội của đạo Hindu dự kiến thu hút khoảng 400 triệu người tham gia. Tính đến ngày 28.1, gần 200 triệu người đã đến nơi và hơn 57 triệu người hoàn thành nghi thức tắm nước sông Hằng vốn xem là con sông linh thiêng của Ấn Độ.Trong một diễn biến khác, một tai nạn máy bay đã xảy ra ở phi trường dầu mỏ của bang Unity thuộc Nam Sudan. Chiếc máy bay chở theo 21 người đang trên đường đến thủ đô Juba thì gặp nạn, theo Reuters dẫn lời Giám đốc Sở Thông tin bang Unity Gatwech Bipal.Ông Bipal cho biết các hành khách trên máy bay là công nhân dầu mỏ của tập đoàn GPOC, liên danh giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc và Tập đoàn Dầu khí Nile thuộc sở hữu nhà nước Nam Sudan.Trong số những nạn nhân có 2 công dân Trung Quốc và một người Ấn Độ.Vẫn chưa rõ nguyên nhân rơi máy bay, cũng như các chi tiết liên quan. Chỉ có một người trên máy bay may mắn sống sót.
Ixora Ho Tram by Fusion - Siêu phẩm nghỉ dưỡng được săn đón trên thị trường
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, tính đến nay mức độ xâm nhập mặn ở Sóc Trăng, Long An, Trà Vinh, Tiền Giang phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm và xấp xỉ năm 2016, năm được xem là hạn mặn kỷ lục ở ĐBSCL. Riêng tại tỉnh Bến Tre, trên sông Cổ Chiên, mặn đã lấn sâu hơn năm 2016. Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL còn kéo dài đến tháng 5, phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong và các đợt triều cường.
Từ hình ảnh camera an ninh ghi lại cho thấy, khi đó, bên trong tiệm bánh tráng có người phụ nữ đang đứng mua hàng, gần đó tại lối ra vào là một người đàn ông. Trước tiệm bánh tráng có một số xe máy đang dựng tại đây. Lúc này, chiếc ô tô đang chạy ngoài đường bất ngờ lao thẳng vào tiệm bánh tráng, tông trúng các xe máy và hất văng người nữ cùng người đàn ông ra xa. Tiếp đó là tiếng la khóc trong hoảng loạn. Một người đàn ông sau đó bước ra khỏi xe ô tô và mọi người la lớn "lùi xe ra".Qua tìm hiểu, sự việc xảy ra vào khoảng 19 giờ 30 ngày 26.1, tại một tiệm bán bánh tráng gần giao lộ đường Tân Kỳ Tân Quý - Trường Chinh (Q.Tân Bình, TP.HCM).Nguồn tin của Báo Thanh Niên cho hay, vụ việc khiến người đàn ông (em trai chủ tiệm bánh tráng) bị thương phải nhập viện, còn người phụ nữ bị thương nhẹ. Công an Q.Tân Bình ngay sau đó có mặt, xử lý hiện trường ô tô lao vào tiệm bánh tráng. Lực lượng chức năng cũng tiến hành kiểm tra nồng đồ cồn, chất kích thích đối với tài xế xe ô tô để điều tra, làm rõ nguyên nhân.
Tập thể dục tại văn phòng – bí quyết giữ dáng của các cô nàng bận rộn
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.